Phân Biệt Tên Doanh Nghiệp Và Tên Thương Hiệu

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng tên doanh nghiệp làm tên thương hiệu cho sản phẩm hoặc lấy tên thương hiệu sản phẩm đặt tên cho doanh nghiệp. Nhưng việc hiểu sai tên thương hiệu này đã dẫn đến việc đồng nhất tên doanh nghiệp với tên thương hiệu. Nhưng sự thực tên của một thương hiệu không nhất định là tên một doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp là:

Tên doanh nghiệp là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh. Và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phong đại diện của doanh nghiệp đó.

Tên doanh nghiệp là yếu tố chính để phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh.

Vậy tên thương hiệu là gì?

Một tên thương hiệu không nhất định phải lên tên của một doanh nghiệp. Đôi khi một công ty hay tập đoàn lớn sẽ sở hữu nhiều thương hiệu cạnh tranh để tăng khả năng kiểm soát thị trường.

Ví dụ như Unilever sở hữu những thương hiệu đa dạng nhất hiện nay. Như Dove, Axe, Rexona, Lipton, Ben & Jerry’s, Vaseline, Knorr, Bertolli, Wall’s Ice Cream, Hellmann’s, Pond’s, Tresemme, St. Ives, và Slimfast. Có nhiều thương hiệu quá mức quen thuộc với chúng ta đúng không?

Tên thương hiệu là cái tên được một tổ chức, công ty đặt cho sản phẩm hoặc dịch vụ để có thể phân biệt với một sản phẩm hay dịch vụ khác.

Tên Doanh Nghiệp Tên Thương Hiệu

Ảnh minh họa

Tên thương hiệu là thứ mọi người chú ý đến đầu tiên và sử dụng nhiều nhất khi đề cập tới một sản phẩm hay dịch vụ. Số lần tên thương hiệu được nhắc tới khi thảo luận về thương hiệu gấp rất nhiều lần logo hay slogan.

Một điều thật đơn giản, khi khách hàng nhìn vào khía cạnh nào nhiều hơn, bạn càng phải chú ý tạo ra và phát triển cho khía cạnh đó.

Thời điểm nào cần đặt tên thương hiệu?

Thời điểm cần và đủ để đặt tên thương hiệu chính là lúc khởi nghiệp (StartUp): Khi một ngành đã phát triển đến cao độ, các đối thủ cạnh tranh sẽ dần trở nên ngang bằng nhau trong chất lượng và hiệu quả hoạt động. Không có sự khác biệt quá lớn về cái tên. Chính xác là tên thương hiệu sẽ mang lại cho chúng ta sự khác biệt.

Bạn còn ngần ngại về những thứ vĩ mô như vậy khi còn là doanh nghiệp nhỏ? Mọi thương hiệu lớn đều phát triển từ những tên tuổi nhỏ. Đừng nhìn vào tầm vóc của các thương hiệu lớn mà hãy chú ý vào việc họ đặt tên thương hiệu ra sao. Hãy chú ý những điều nhỏ bé nhất. Nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho bạn.

Thời điểm bạn mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động hoặc tung ra một sản phẩm mới.

Khi bạn không hài lòng với tên thương hiệu hiện tại. Bạn có thể đổi tên thương hiệu mới. Nhưng nên nhớ trong giai đoạn tiếp theo của tương lai, thương hiệu của bạn có thể đủ lớn và có giá trị thương hiệu cao tại một số thị trường và nếu đổi tên khi đó thì khá lộn xộn. Doanh nghiệp càng lớn thì đổi tên thương hiệu càng khó và tốn kém.

Xêm thêm tại : Lý doanh doanh nghiệp cần đặt tên thương hiệu

Một số chú ý khi đặt tên thương hiệu.

  • Không nên đặt tên thương hiệu nếu có những yếu tố sau:
  • Không có khả năng đăng ký bảo hộ
  • Tên thương hiệu rất khó nhớ, khó đọc
  • Tên có liên tưởng đến yếu tố tiêu cực
  • Tên thương hiệu giống hoặc dễ gây nhầm lẫn với một thương hiệu khác
  • Tên thương hiệu khiến khách hàng hiểu sai lĩnh vực kinh doanh

Với những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự khác biệt của tên thương hiệu với tên doanh nghiệp. Đồng thời nhận định đúng tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp.

Bạn có thể tham khảo một số gợi ý về cách đặt tên cho thương hiệu tại đây hoặc bạn có thể liên hệ với LOGO AZ để được tư vấn miễn phí.

2020-08-19T18:01:26+07:00